Các huyệt vùng bụng ngực | Cách bấm huyệt tốt cho hệ tiêu hoá
Nếu bạn đang tìm hiểu các thông tin về các huyệt vùng bụng thì bài viết này dành cho bạn. Day ấn huyệt các điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Qua đó giúp chữa trị nhanh chóng các cơn mệt mỏi, khó thở, các vấn đề về tiêu hóa,..
Các huyệt vùng bụng có mối liên hệ như thế nào lên sức khỏe con người?
Vùng bụng được biết đến là nơi “trấn giữ” hệ tiêu hóa của cơ thể. Các huyệt vùng bụng có tác động lớn lên các cơ quan về tiêu hóa, hô hấp, lưu thông khí huyết. Cụ thể như sau:
Trước khi sâu vào tìm hiểu và xác định các huyệt vùng bụng và ngực thì Hegol sẽ hướng dẫn bạn xoa bóp bấm huyệt một số huyệt vùng vụng để giảm nhanh tình trạng đầy bụng khó tiêu nhé.
Huyệt Khí Hải - Các huyệt vùng bụng
Đặc tính:
Vị trí:
Lỗ rốn thẳng xuống 1,5 thốn.
Huyệt thứ 6 của mạch Nhâm.
Tác dụng:
Điều khí, ích nguyên, bồi Thận, bổ hư, hòa vinh huyết, lý kinh đới, ôn hạ tiêu và khử thấp trọc.
Chủ trị: Trị bụng và quanh rốn đau, bệnh về sinh dục, đường tiểu, kinh nguyệt, tiểu dầm, tiểu nhiều, chân khí hư, ngũ tạng hư, tay chân quyết lạnh, hư thoát và thần kinh suy nhược.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 – 1,5 thốn. Cứu từ 15 – 30 phút hoặc nhiều hơn.
Huyệt Thiên Xu
Đặc tính:
Huyệt thứ 25 của kinh Vị.
Huyệt Mộ của Đại Trường.
Huyệt quan trọng vì nhận được những nhánh của Mạch Xung.
Chuyên trị bệnh nhiệt ở Đại Trường và Tỳ.
Vị trí: Từ rốn đo ngang ra 2 thốn.
Chủ trị: Trị trường Vị viêm cấp và mạn tính, cơ bụng liệt, ký sinh trùng đường ruột, ruột thừa viêm, ruột tắc, tiêu chảy, kiết lỵ và táo bón.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng. Ôn cứu 10 – 20 phút.
Tác dụng: Sơ điều Đại trường, hóa thấp, lý khí và tiêu trệ.
Huyệt Chương Môn - Các huyệt vùng bụng
Đặc tính:
Huyệt thứ 13 của kinh Can.
Huyệt Hội của Tạng.
Huyệt Mộ của kinh Tỳ.
Huyệt chẩn đoán bệnh ở Thái Âm [Phế + Tỳ] (Manaka).
Vị trí: Ở phần đầu xương sườn tự do thứ 11.
Chủ trị: Trị vùng hông sườn đau, tiêu hóa kém, tiêu chảy, gan viêm và lách viêm.
Châm cứu: Châm thẳng hoặc xiên, sâu khoảng 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3–5 tráng. Ôn cứu 5–10 phút.
Tác dụng: Hóa tích trệ ở trung tiêu, trợ vận hóa và tán hàn khí ở ngũ tạng.
Huyệt Kinh Môn
Đặc tính:
Huyệt thứ 25 của kinh Đởm.
Huyệt Mộ của kinh Thận.
Tác dụng: Ôn Thận hàn, giáng Vị khí, dẫn thủy thấp.
Vị trí: Ngang vùng bụng và huyệt ở bờ dưới đầu xương sườn tự do thứ 12.
Chủ trị: Trị thần kinh liên sườn đau, bụng đầy, vùng bụng đau và Thận viêm.
Châm cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu khoảng 3 – 5 tráng, Ôn cứu khoảng 5 – 10 phút.
Huyệt Kỳ Môn - Các huyệt vùng bụng
Đặc tính:
Huyệt thứ 14 của kinh Can.
Huyệt Mộ của kinh Can.
Huyệt hội với Âm Duy Mạch, túc Thái Âm và túc Quyết Âm.
Nhận một mạch của kinh Tỳ.
Vị trí: Huyệt nằm trên đường thẳng ngang qua đầu ngực và trong khoảng gian sườn (của sườn) thứ 6 – 7.
Chủ trị: Trị màng ngực viêm, gan viêm, ngực đau và thần kinh liên sườn đau.
Châm cứu: Châm xiên hoặc luồn kim dưới da, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu khoảng 3 – 7 tráng, Ôn cứu khoảng 5 – 15 phút.
Tác dụng: Thanh huyết nhiệt, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, tiêu ứ, bình can và lợi khí.
Huyệt Nhật Nguyệt
Đặc tính:
Huyệt thứ 24 của kinh Đởm.
Huyệt Mộ của kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
Huyệt hội với Dương Duy Mạch và kinh Chính Túc Thái Âm.
Vị trí: Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực và khoảng gian sườn 7.
Chủ trị: Trị dạ dày viêm, gan viêm, túi mật viêm và nấc cụt.
Châm cứu: Châm xiên 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3–5 tráng, Ôn cứu 5 –10 phút.
Tác dụng: Sơ Đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu.
Huyệt Kỳ Môn
Đặc tính
- Đây là huyệt số 14 trong kinh Can,
- Huyệt Mộ trong kinh Can.
- Huyệt này hội với Âm Duy Mạch, túc Quyết Âm và túc Thái Âm, huyệt nhập một mạch của kinh Tỳ. Cùng với huyệt Đản Trung, Thần Khuyết, Khí Hải
Vị trí: Huyệt nằm ở thẳng phần đầu núm vú xuống dưới 2 xương sườn. Huyệt nằm ở mé ngoài huyệt Bất Dung cách khoảng 1,5 tấc.
Tác dụng: làm thanh huyết nhiệt, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, lợi khí, làm bình can và tiêu ứ, giúp chữa chứng ợ và nôn nước chua hoặc không ăn được, huyệt cũng có khả năng chủ trị chứng đau dây thần kinh liên sườn.
Vì huyệt đạo này là huyệt mộ của phần gan, cho nên, nếu được tác động đúng cách thì huyệt sẽ làm cho gan được thông ký, hoạt động trơn tru hơn, các chức năng gan từ đó được điều tiết hiệu quả.
Huyệt trung quản
Vị trí: Từ lỗ rốn thẳng lên bốn thốn hoặc lấy điểm ở giữa của đoạn nối từ rốn đến ức, còn gọi là chấn thuỷ.
Tác dụng: Huyệt Trung Quản là nơi tập hợp của nhiều đường kinh do đó huyệt vị có nhiều tác động đến sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tiêu hoá.
Một vài tác dụng nổi bật của huyệt Trung Quản như: Điều hòa và hỗ trợ dạ dày làm việc, trị đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,... Ngoài ra huyệt Trung Quản cũng có thể hỗ trợ bệnh nhân điều trị thừa cân béo phì
Huyệt Trung Quản giúp điều trị béo phì
Theo Y học cổ truyền, thừa cân béo phì thường là do khí huyết không được lưu thông, dẫn đến ứ trệ và làm cho năng lượng thừa tích tụ ngày càng nhiều, đến khi đạt một khoảng thời gian nhất định sẽ dẫn đến béo phì, thừa cân.
Huyệt Chiên Trung
Đặt tính:
- Huyệt thứ 17 của mạch Nhâm.
- Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu Trường, Tam Tiêu, Tỳ và Thận.
- Huyệt Hội của Khí.
- Huyệt Mộ của Tâm Bào
Vị trí:
- Ở Nam giới huyệt Chiên Trung nằm tại vị trí giao nhau của đường đi dọc giữa xương ức và đường đi ngang qua hai đầu núm vú.
- Ở Nữ giới: Huyệt nằm ngang qua bờ trên hai khớp xương ức thứ 5.
Về giải phẫu, dưới da ở vị trí huyệt Chiên Trung là xương ức, da tại vùng huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Tác dụng:
- Điều khí, giáng nghịch, thanh Phế, hóa đờm, thông ngực và lợi cách (mô).Huyệt Chiên Trung hỗ trợ điều trị đau tức ngực.
- Huyệt Chiên Trung hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh liên sườn.
- Huyệt Chiên Trung hỗ trợ giảm căng thẳng và tức giận.
- Huyệt Chiên Trung có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Huyệt Thiên Đột
Đặc tính:
- Huyệt thứ 22 của mạch Nhâm.
- Hội của mạch Nhâm và Âm duy.
- Một trong 4 huyệt Hội của Khí Âm và Dương (Quan Nguyên (Nh 4), Trung Quản (Nh 12), Thiên Đột (Nh 22) và Chí Dương (Đc 10)
Vị trí:
Huyệt tại ngay phần lõm trên của xương ngực, sát với xương ức, ngang với phần xương đòn ở cả 2 bên.
Giải phẫu
Huyệt nằm ngay trước khí quản và thực quản, phần bên trong của huyệt tạo bởi cơ ức, cơ đòn, cơ chũm, bờ bên trong của cả các cơ ức, đòn, móng cùng với cơ ức, giáp trạng.
Dây thần kinh vận động được điều tiết từ các nhánh dây thần kinh số 11, 12.Phần da ở vùng huyệt được điều tiết từ dây thần kinh C3.
Kết luận về các huyệt vùng bụng và ngực
Nắm được các huyệt vùng bụng giúp bạn có thêm kiến thức để thực hiện day ấn huyệt trị liệu khi cần. Qua đó cắt giảm cơn đau nhanh chóng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Viết bình luận