Cạo gió đỏ bầm và những điều cần lưu ý
Cạo gió là phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu và lưu truyền trong dân gian như một bài thuốc thần kỳ. Tuy nhiên một số trường hợp cạo gió đỏ bầm sẽ có hiệu quả, một số trường hợp sẽ không mà còn là nguy hiểm tiềm tàng. Bài viết này sẽ giúp bạn có những lưu ý cơ bản về phương pháp này.
Về cạo gió cơ bản
Cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay, là cách chữa bệnh tiết kiệm, đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tức thời.
Nguyên liệu là một ít dầu gió xoa lên vùng bị đau, nhức mỏi rồi sử dụng một vật cứng, nhẵn như nắp lọ dầu, cái muỗng, đồng xu…. cạo lên vùng đau. Hoặc thậm chí nếu vùng đau ở vị trí không cạo được thì “giật gió" cho đến khi “ lên gió”, cạo gió đỏ bầm. Sau thao tác này, người bệnh sẽ cảm thấy giảm bớt những triệu chứng khó chịu, bớt nhức mỏi, bớt ớn lạnh, hoặc giảm cảm giác buồn nôn...Nên sử dụng vật cạo gió là củ gừng, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu có tính ấm, nóng.
Cạo gió đỏ bầm có an toàn và phản khoa học?
Dưới con mắt nhìn của một chuyên gia y tế thì cạo gió đỏ bầm quả là đáng sợ, vì nhìn vào sẽ thấy cơ thể người bệnh bị bầm dập, ngoằn ngoèo và có rất nhiều nguy cơ làm bệnh nặng thêm. Trước hết là dưới tác động của lực cạo lên phần mềm sẽ làm tổn thương lớp biểu bì và các mô bên dưới, gây bầm dập, rướm máu, gây xuất huyết dưới da, trầy xước vùng cạo gió. Sau nữa, cạo gió là cơ hội gây nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm một số khuẩn lây lan qua đường máu thông qua vật dụng cạo gió được sử dụng qua nhiều người.
Thao tác cạo gió là một hình thức tác động cơ học lên vùng cơ bị nhức mỏi kèm thêm tác dụng ấm nóng của tinh dầu (dầu xoa), đưa đến hiệu quả giãn cơ, giãn mạch máu tại vùng đau nhức, gây giảm co thắt cơ, làm giảm đau. Ngoài ra hương tinh dầu tác động qua da, qua khứu giác gây cảm giác êm dịu thần kinh tại chỗ và toàn thân.
Vậy nên phương pháp này nếu áp dụng đúng cách sẽ giúp người bệnh giải độc cơ thể, đẩy hàn phong ra bên ngoài. những vết đỏ trên cơ thể là hình thức phản ứng tạm thời của da khi chịu tác động chứ không phải là những triệu chứng nguy hiểm.
Các lưu ý khi cạo gió đỏ bầm tránh gây nguy hiểm cho người bệnh
Nên cạo gió trong phòng kín, tránh gió lùa vào khu vực người bệnh nằm.
Không nên sử dụng dầu xoa mà thành phần của nó có tinh dầu bạc hà (menthol), vì đây là tinh dầu có tính chất bốc hơi nhanh nên gây cảm giác mát lạnh. Khi xoa dầu, ban đầu cảm thấy ấm nóng nhưng một lúc sau thì cảm thấy mát và lạnh vùng được xoa dầu.
Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.
Dung lực vừa phải tùy theo vung da người bệnh.
Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng. Không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.
Không nên cạo vùng cơ cổ.
Sau khi cạo gió xong nên giữ ấm cơ thể, tốt nhất ăn thêm một bát cháo hành giải cảm.
Cạo gió giác hơi bằng phương pháp hút chân không tại Hegol
Nếu bạn lo ngại về việc cạo gió đỏ bầm thì bạn có thể qua dịch vụ "cạo gió, giác hơi giải cảm" tại cơ sở Hegol.
Hegol áp dụng phương pháp giác hơi hút chân không thay vì dùng lửa. Kết hợp giữa kỹ thuật hút chân không hiện đại và y học cổ truyền, Phương pháp giác hơi hút chân không là giải pháp khá độc đáo sẽ giúp chữa trị các chứng đau lưng, đau ở vai, đau phía dưới chân tay, đau đầu, cảm cúm, nhức mỏi, điều hòa kinh mạch.
Không gây ra tác dụng phụ hay huy hiểm như có thể bị bổng như dùng phương pháp giác hơi bằng lửa.
Thao tác cạo gió tại Hegol sẽ dùng các cốc silicon miết dọc các đường kinh lạc ở lưng và cổ. Giúp lưu thông khí huyết giảm đau hiêu quả. Mà không để lại các vết đỏ bầm tím quá đậm gây mất thẩm mỹ ở khách hàng.
Trị liệu toàn thân các vùng bao gồm:
- Cổ vai gáy
- Thắt lưng
- Đầu mặt
- Tay và chân
- Ấn huyệt toàn thân
- Vận động khớp vai, cổ, tay, lưng, háng, tay và chân.
Trên đây là các kiến thức giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng phương pháp cạo gió đỏ bầm cho người bệnh. Nếu thấy triệu chứng trở nặng, Hegol khuyên bạn nên đến các trung tâm y tế để nhờ sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia.
Có thể bạn quan tâm
Viết bình luận