Cạo gió là gì? - Phương pháp dân gian từ cổ chí kim

Cạo gió là gì? - Phương pháp dân gian từ cổ chí kim

Cạo gió hay được biết đến với các tên khác như đánh gió, bắt gió. Đây là hình thức chữa bệnh được lưu truyền từ cổ chí kim. Bằng các vật dụng hằng ngày luôn sẵn có trong gia đình. Chúng ta sẽ tác động lực lên cơ thể nhằm đẩy hàn phong hay gió độc ra ngoài. Cùng tìm hiểu kỹ hơn cạo gió là gì và nó lợi hại như thế nào nhé.

Cạo gió là gì?

Trả lời cho câu hỏi cạo gió là gì? Sử dụng những vật liệu quen thuộc làm bằng bạc, đồng hoặc các nguyên liệu đặc thù. Như: đồng tiền xu, dây chuyền bạc, rượu, trứng gà và kết hợp cùng gừng, tỏi, trầu không. 

cạo gió bằng đồng tiền

Các vật dụng dễ kiếm như đồng tiền, muỗng inox và dầu gió xanh có thể dùng để cạo gió

Tác động lực phù hợp lên các vùng trọng yếu như sóng lưng, thái dương, vùng bụng nhằm bài trừ hàn phong ra khỏi cơ thể. Qua đó giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu dễ dàng hơn.

Tác dụng của cạo gió

Phương pháp dân gian này tuy đơn giản nhưng mang lại lợi ích thần kỳ. Giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết toàn thân, duy trì tính đàn hồi của mạch máu. Bên cạnh đó thư giãn tinh thần và gân cốt, thông kinh lạc loại bỏ triệu chứng đau. Hỗ trợ phục hồi các tổn thương và cải thiện sự vận hành của kinh lạc. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi rõ rệt, giảm thiểu các cơn đau nhức mệt mỏi triệt để.

Sau khi cạo gió, các các cơ quan và dây thần kinh trong cơ thể được kích thích, giúp hệ kinh mạch và các tế bào hấp thu khí huyết. Bổ sung dưỡng khí, oxy, nâng cao sức đề kháng cho các tế bào.

Cách cạo gió chuẩn Đông y - Cạo gió là gì?

Để cạo gió đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Không thực hiện cạo gió quá lâu, không dùng lực quá mạnh để cạo vì sẽ khiến da bị xước hoặc dễ xuất huyết, làm người bệnh bị đau và bỏng rát nhiều ngày.

  • Trong quá trình thực hiện, cầm thẳng dụng cụ cạo gió vì cầm nghiêng sẽ dễ gây xuất huyết. Sau khi cạo gió cần nghỉ ngơi trong phòng kín, không ra ngoài ngay, vì dễ bị cảm lại khi gặp gió.

  • Thao tác cạo gió: cạo dọc 2 bên cổ gáy, cạo dọc từ cổ xuống vai, cạo kín vai sau đó cạo đến hai bên cột sống và tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết lưng (không được đánh ở giữa cột sống).

  • Nếu người bệnh bị ho, ngứa cổ họng thì cạo dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu lạnh bụng thì cạo thêm vùng bụng, còn nhức dọc chi trên thì cạo thêm ở cánh tay và cẳng tay.

  • Trước khi cạo gió cần lưu ý: chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, thư giãn toàn thân. Sát trùng kỹ dụng cụ cạo gió, mỗi vị trí cạo nhanh, từ 1 đến 2 phút là da đỏ lên, không cạo đến đỏ bầm.

  • Không sử dụng dầu có thành phần bạc hà vì loại dầu này có tính chất bốc hơi nhanh, có thể gây lạnh trong quá trình cạo gió.

Một số mẹo cạo gió kết hợp

Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền các mẹo cạo gió kết hợp các nguyên liệu thường ngày. Cụ thể như:

  • Cạo gió bằng bạc và trứng gà nguyên chất.

  • Cạo gió bằng bạc kết hợp các loại dầu.

  • Cạo gió bằng cám rang với lá ngải cứu.

  • Cạo gió bằng gừng.

  • Cạo gió bằng lá trầu không.

Lưu ý khi cạo gió

  • Sau khi cạo gió không nên tắm ngay. Bạn nên chờ khoảng từ 30 đến 1 tiếng sau đó.
  • Không thực hiện cạo gió ở vùng da lở loét, có vết thương hở, hay bị dị ứng mụn nhọt. 
  • Không nên cạo gió vào vùng bụng của người đang có thai
  • Các lần cạo gió nên cách nhau từ 5-7 ngày. Bạn nên đợi các vết bầm của lần cạo gió trước đó biến mất rồi mới thực hiện lần tiếp theo.
  • Phương pháp cạo gió chỉ phù hợp và có tác dụng đối với các chứng bệnh liên quan đến cảm mạo, bao gồm cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch. Trong y học hiện đại hay gọi là bệnh cảm cúm. Đây là chứng bệnh xuất hiện nhiều vào mùa Đông - Xuân do cơ thể bị tà khí (gồm phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) xâm nhập vào cơ thể. Những biểu hiện phổ biến nhất gồm đau đầu, nhức mỏi, sốt, đau bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, chóng mặt,...
  • Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng. 
  • Không dùng lực tác động mạnh lên vùng cạo gió gây tổn thương da, dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng. Không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.
  • Không nên cạo vùng cơ cổ.

cạo gió là gì

Cạo gió phù hợp cho từng loại bệnh nào?

Bệnh về đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa: 

Cạo gió ở vùng giữa sống lưng, hai bên mạn sườn, dọc vùng cánh tay. Ngoài ra nên kết hợp sử dụng các loại thuốc tiêu hóa.

Bệnh về đau đầu, chóng mặt: 

Cạo gió ở vùng sau cổ kéo dài xuống vai, tạo thành hai đường chéo ở hai bên vai.

Bệnh về cảm lạnh, trúng gió khi đi mưa lạnh về: 

Cạo gió ở vùng lưng, kết hợp bắt gió ở vùng ấn đường (giữa trán) và ấn nhẹ hai bên thái dương.

Cảm giác mệt mỏi, uể oải: 

Thường gặp ở người lớn tuổi khi thời tiết thay đổi. Nên cạo gió ở tứ chi, bắt đầu từ điểm đau nhức sau đó tỏa dọc sang hai bên.

Cạo gió kết hợp cùng xoa bóp day ấn huyệt 

Ngoài các biểu hiện cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, thiếu sức sống. Thì bạn còn gặp các cơn đau cổ vai gáy. Khó vận động vùng cổ và đầu. Thì việc cạo gió kết hợp xoa bóp day ấn huyệt toàn thân. Sẽ giúp bạn lưu thông khí huyết. Phục hồi sức khoẻ nhanh chóng. Giúp tăng hiệu quả trị liệu và thuyên giảm nhanh các cơn đau nhức mỏi.

cạo gió kết hợp cùng xoa bóp day ấn huyệt

Nếu bạn không có thời gian hay người thân để giúp bạn có thể cạo gió tại nhà. Thì bạn có thể nhắn tin đến Hegol để được tư vấn về dịch vụ cạo gió với chi phí cực kỳ hấp dẫn bạn nhé.

Sau bài viết này, Hegol muốn nhắn nhủ bạn các tác dụng thần kỳ của cạo gió. Nhưng lưu ý chỉ áp dụng cho các trường hợp cảm nhẹ. Nếu bạn thấy các triệu chứng dần trở nặng thì hãy đến gặp bác sĩ, chuyên gia y tế để có hướng điều trị tốt nhất.

Có thể ban quan tâm 

Bài trước Bài sau

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM

Viêm gân cơ nhị đầu và những biến chứng bệnh lý nguy hiểm

Viêm gân cơ nhị đầu là một vấn đề thường gặp trong hệ thống cơ xương khớp. Đây là một tình trạng viêm nhiễm trong các gân cơ...

Trật khớp vai - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, phòng tránh

Trật khớp vai là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực y tế và thể thao. Nó gây ra khó khăn và đau đớn khi vận động...

Đả thông kinh lạc cổ vai gáy trị liệu chuyên sâu đau nhức vai gáy

Đả thông kinh lạc cổ vai gáy là một phương pháp trị liệu truyền thống của y học cổ truyền Trung Quốc đã được áp dụng và phát...

Hội chứng De Quervain - Viêm bao gân De Quervain

De Quervain là một tình trạng viêm bao gân cổ tay, thường gặp ở người trưởng thành và thường xuyên gây ra đau và khó khăn trong việc...