Các tư thế nằm ngủ cực chuẩn cho người bị thoái hoá đốt sống cổ

Các tư thế nằm ngủ cực chuẩn cho người bị thoái hoá đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là cấp độ trở nặng và đáng báo động của tình trạng đau vai gáy hiện nay. Đối với căn bệnh này cần có sự can thiệp của các chuyên gia y tế để có hướng điều trị phù hợp. Trong thời gian đó, người bệnh cần chủ động thay đổi các thói quen sinh hoạt để quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn, cụ thể là các tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì? 

Đây là một bệnh lý liên quan đến tuổi tác. Thường gặp phải ở những người có độ tuổi trên 40. Bạn có thể tưởng tượng một chiếc xe bạn mua về và sử dụng trong một thời gian dài. Thì sau 5, 10 năm thì hiệu suất của chiếc xe đó cũng đi xuống do hao mòn về mặt động cơ. Cơ thể của chúng ta cũng như vậy. Xương sẽ có dấu hiệu hao mòn theo năm tháng và tình trạng đó được gọi là thoái hoá. 

thoái hóa đốt sống cổ

Khi thoái hoá xương sẽ bị bào mòn và tạo nên các gai. Thường được gọi là gai cột sống. Khi phần cơ va chạm vào các gai này sẽ gây cảm giác đau nhức, tê tay. 

Không chỉ gây đau nhức tê bì mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động. Tuổi tác, ngồi sai tư thế… là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu không có cách khắc phục thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ngồi sai tư thế, lão hóa, di truyền… là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.

Nguyên nhân do chấn thương: Các chấn thương gặp phải do tai nạn có thể tác động đến vùng cổ và gây ra tình trạng thoái hóa. Lý do là các chấn thương do tác động ngoại lực có thể ảnh hưởng đến sụn và có nguy cơ thoái hóa cao hơn. 

Ngồi sai tư thế: Ngồi quá lâu 1 tư thế hoặc ngồi sai tư thế sẽ khiến cấu trúc đốt sống cổ bị sai lệch lâu dần gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống. Người làm công việc văn phòng phải ngồi nhiều hoặc người làm các công việc nặng nhọc có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ. 

Nguyên nhân tuổi tác, lão hóa: Khi càng lớn tuổi nguy cơ mắc các bệnh xương khớp trong đó có thoái hóa đốt sống cổ cũng tăng dần. Lý do là lúc này các cơ quan trong cơ thể con người cũng dần bị lão hóa. Khoảng trên 45 tuổi đĩa đệm giữa các đốt sống sẽ bị thất thoát dần các chất lỏng, vòng sợi cũng trở nên xơ khô hơn làm cột sống lỏng lẻo, sụn xương mất đi lớp đệm dễ bị cọ xát và gây ra thoái hóa, đau nhức. 

Tư thế nằm ảnh hưởng như thế nào đến các đốt sống cổ?

Tình trạng đau vai gáy dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra trong quá trình vận động và ngay cả khi người bệnh nằm nghỉ ngơi. Việc duy trì tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ giúp người bệnh giảm thiểu đáng kể tình trạng đau nhức. Đồng thời giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng và sâu hơn. Nhờ vậy mà quá trình phục hồi và điều trị bệnh cũng diễn ra nhanh chóng.

Tư thế nằm ảnh hưởng như thế nào đến các đốt sống cổ?

Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng, việc nằm ngủ sai tư thế có thể làm gia tăng áp lực lên vùng cột sống cổ. Khi đó các dây thần kinh bị chèn ép, căng cứng khiến khả năng lưu thông máu kém. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng đau nhức, tê bì vùng cổ và cánh tay một cách nghiêm trọng hơn.

Từ các nhận định trên có thể thấy, việc duy trì một tư thế nằm đúng trong quá trình điều trị là rất quan trọng.

Các tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ hỗ trợ việc trị liệu, phục hồi

Tư thế nằm ngửa - Các tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Tư thế nằm ngửa là tư thế cơ bản nhất nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ đều trọng lượng của cơ thể. Nhờ đó tránh được tình trạng một vài điểm tại đốt sống cổ phải chịu áp lực lớn và gây tổn thương.

Người bệnh nên lựa chọn tư thế nằm ngửa và có thể kê thêm gối ở dưới thắt lưng trong quá trình ngủ. Đồng thời cũng nên sử dụng thêm gối đặt bên dưới đầu gối để duy trì hình thái tự nhiên của cột sống và giảm thiểu đau nhức.

Đối với chiếc gối nắm, bạn nên lựa chọn những chiếc gối chuyên dùng cho đặc trị vấn đề đau vai gáy.

Tư thế nằm nghiêng kết hợp với gối

Tình trạng duy trì một tư thế ngủ quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức. Vì trong suốt quá trình này máu sẽ không lưu thông đều được hết các vùng cơ thể. Vì vậy, người bệnh, đặc biệt là những người bị thoái hóa đốt sống cổ cần kết hợp linh hoạt các tư thế ngủ. Có thể chuyển sang tư thế nằm nghiêng và kết hợp với gối khi mỏi người.

tư thế nằm nghiêng cho người thoái hoá cột sống

Người bệnh nên lựa chọn loại gối đầu có chiều dài lớn, cân bằng với chiều rộng của phần vai. Khi nằm phần thân người nên tạo một góc 120 độ với giường. Đặc biệt không nên nằm nghiêng theo góc 90 độ vì có thể gây chèn ép và tạo áp lực lên vùng cổ.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ không nên nằm nằm sấp

Mặc dù nằm sấp giúp giữ cho đường thở trên trở nên rộng mở hơn, do đó giảm ngáy ngủ. Nhưng ngủ sấp bị coi là tư thế ngủ tồi tệ nhất khiến cột sống bị thay đổi và gây áp lực lên toàn bộ cơ thể.

Nằm sấp không hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống mà còn gây căng thẳng trên phần thắt lưng cũng như các khớp khác và cơ bắp, dẫn đến đau đớn và tê liệt. Nếu ngủ lâu ở vị trí này có thể có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bạn.

nằm sấp ngủ không tốt cho người bị thoái hoá

Nghiêng đầu về một bên hoặc úp mặt xuống gối có thể gây căng cổ và hạn chế hô hấp, cản trở lưu thông máu. Vậy nên, tư thế này không được khuyến cáo dành cho những người bị đau cổ hoặc đau lưng.

Nếu bạn thích nằm sấp khi ngủ, hãy thử ở tư thế nằm nghiêng và đặt 1 cái gối giữa bụng và đệm. Điều này sẽ làm cho bạn thoải mái hơn so với ngủ úp trực tiếp bụng lên đệm.

Các lưu ý về tư thế nằm ngủ khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Bên cạnh các tư thế nằm được khuyên áp dụng ở trên, để tối ưu việc phục hồi sức khỏe, bạn cần lưu ý các điều sau:

Lựa chọn cho mình một chiếc gối phù hợp.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên lựa chọn loại gối có kích thước và chất liệu phù hợp để tạo cảm giác thoải mái nhất và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức khi sử dụng. Không nên nằm gối quá cao hay quá thấp. Độ cao phù hợp cho gối là khoảng 7cm.

độ cao gối phù hợp cho người bị thoái hoá đốt sống cổ

>>> Tìm hiểu thêm: Đau cổ vai gáy | Gợi ý top 6 mẫu gối dành cho người hay đau cổ vai gáy

Chất lượng và độ đàn hồi của nệm.

Người bệnh nên chú ý chọn lựa loại đệm có độ mềm và đàn hồi ở mức trung bình. Ngoài ra, đệm cũng cần phải phù hợp với trọng lượng và kích thước của cơ thể. Có thể sử dụng một số loại đệm từ cao su để đảm bảo tính đàn hồi và độ lún phù hợp. Điều này rất quan trọng, vì đệm điều chỉnh tư thế cột sống khi bạn ngủ.

Với những ai không gặp phải rắc rối với các chứng đau ở lưng, bạn nên chọn một tấm nệm cứng sẽ thoải mái hơn. Khi ngủ trên một bề mặt vững chãi, xương sẽ hấp thụ phần lớn áp lực của cơ thể và giảm tối thiểu căng thẳng lên phần cơ, tĩnh mạch và động mạch, giúp cơ bắp được thư giãn và cải thiện lưu thông khí huyết. 

nệm cứng và nệm mềm tác động đến cột sống

Một tấm nệm cứng cũng sẽ giúp cho phần thắt lưng của bạn không bị võng xuống, cho phép lượng oxy và máu dễ dàng lưu thông giữa phần thân dưới và tim. Phần thắt lưng không bị “chìm” vào trong nệm nghĩa là trọng lượng cơ thể được phân bổ đều hơn, không có phần nào chịu áp lực quá lớn so với cả trọng lượng cơ thể. Nệm cứng cũng được khuyến cáo dành cho người nặng cân vì độ cứng sẽ giúp người nằm không bị lún sâu vào trong nệm.

Các thói quen cần lưu ý khác cho người bị thoái hoá cột sống cổ 

  • Tắm với nước ấm hằng ngày.
  • Không bẻ cổ, vặn cột sống, hạn chế cúi người quá thấp và không bê vác hay đội đồ nặng lên vai hay đầu.
  • Tư thế thức dậy. Khi dậy nên nghiên người sang một bên, dùng tay và chân hỗ trợ nâng đỡ cơ thể ngồi dậy, tránh trường hợp ngồi bậc dậy ngay sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống. 
  • Tập thể dục kết hợp các bài xoa bóp day ấn huyệt vùng cổ vai gáy.
  • Tránh các chất kích thích, đồ uống có gas có cồn.
  • Tập thể dục thường xuyên nhất là các bài tập tốt cho cổ.
  • Giữ tinh thần thoải mái. 
  • Về chế độ ăn uống, người bị thoái hóa cột sống cổ nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, các loại rau màu xanh đậm..., omega-3 có trong các loại hạt, cá béo, quả bơ..., collagen như thịt gà, cá hồi, nước hầm xương, lòng trắng trứng..., các nhóm vitamin A, B12, C, D, K...

>>> Tìm hiểu thêm: Cách Điều Trị Đau Cổ Vai Gáy Hiệu Quả Bằng Phương Pháp YHCT (Đông Y)

tư thế đúng khi ngồi dậy sau khi thức dậy

Tư thế sau bên trái và tư thế ngồi dậy đúng bên phải. Nhớ dùng tay và chân nâng đỡ bớt lực cho cột sống khi đứng dậy sau khi ngủ. 

Bài viết này đã gửi đến bạn các điều cần biết về tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó nếu cần tư vấn và trị liệu chuyên sâu thì nhà Hegol rất sẵn sàng đồng hành cùng bạn nhé.

Bài trước Bài sau

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM

Viêm gân cơ nhị đầu và những biến chứng bệnh lý nguy hiểm

Viêm gân cơ nhị đầu là một vấn đề thường gặp trong hệ thống cơ xương khớp. Đây là một tình trạng viêm nhiễm trong các gân cơ...

Trật khớp vai - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, phòng tránh

Trật khớp vai là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực y tế và thể thao. Nó gây ra khó khăn và đau đớn khi vận động...

Đả thông kinh lạc cổ vai gáy trị liệu chuyên sâu đau nhức vai gáy

Đả thông kinh lạc cổ vai gáy là một phương pháp trị liệu truyền thống của y học cổ truyền Trung Quốc đã được áp dụng và phát...

Hội chứng De Quervain - Viêm bao gân De Quervain

De Quervain là một tình trạng viêm bao gân cổ tay, thường gặp ở người trưởng thành và thường xuyên gây ra đau và khó khăn trong việc...